Cấu hình NIC Teaming trên Windows Server 2012 (vi-VN)

Cấu hình NIC Teaming trên Windows Server 2012 (vi-VN)

PHẦN 1:CẤU HÌNH

I- GIỚI THIỆU:

NIC teaming là chức năng cho phép nhiều card mạng trên một server vật lý được gộp chung với nhau thành một "team" nhằm gộp băng thông của các Card mạng và tăng cường khả năng chịu lỗi (fault tolerance) cho kết nối mạng trên Server. Khi một trong các Card mạng này bị lỗi, các Card mạng còn lại sẽ đảm nhận kết nối mà không cần bất cứ phần mềm của hãng thứ ba nào.

Windows Server 2012 hỗ trợ tất cả các loại Card mạng, cho phép tạo ra một team gồm tối đa 32 Card mạng. Windows Server 2012 còn hỗ trợ NIC teaming cho máy ảo Hyper-V, tuy nhiên chỉ hỗ trợ 2 Card mạng. Trong bài viết này tôi sẽ trình bày thao tác cấu hình NIC Teaming trên Windows Server 2012. Trong phần tới tôi sẽ giới thiệu thao tác cấu hình NIC Teaming hỗ trợ máy ảo Hyper-V

Bài LAB sử dụng 1 máy Windows Server 2012 có 2 Card mạng là LAN1 và LAN2 

II- TRIỂN KHAI CHI TIẾT:

- Mở Network Connection khảo sát server có 2 Card mạng được đặt tên là LAN1 và LAN2. 2 Card này cùng nối chung vào 1 Switch.

Dong Phuong Nam

- Mở Server Manager - Chọn Local Server - Quan sát chức năng NIC Teaming đang disbale. Nhấn vào link Disable.

Dong Phuong Nam

- Chọn cả hai Card mạng LAN1 và LAN2, nhấn Task - Add to new team.

Dong Phuong Nam

- Đặt tên tùy ý cho Team (ví dụ tôi đặt là Team 1) và nhấn OK.

Dong Phuong Nam

- Quan sát trạng thái của 2 Card mạng là Active.

Dong Phuong Nam

- Mở Network Connection kiểm tra trạng thái của Team

Dong Phuong Nam

- Bạn có thể thấy băng thông đã được gộp từ 2 Card mạng - Nhấn Close

Dong Phuong Nam

- Tiến hành đặt thông số IP cho Team

Dong Phuong Nam

- Đặt IPv4

Dong Phuong Nam

- Đặt thông số tùy ý tùy theo hạ tầng mạng của bạn

Dong Phuong Nam

- Nhập lệnh IPCONFIG kiểm tra thông số IP

Dong Phuong Nam

- Kiểm tra kết nối liên tục bằng lệnh Ping -t đến 1 máy nào đó trong mạng.

Dong Phuong Nam

- Kiểm tra khả năng chịu lỗi bằng cách rút dây mạng của một Card mạng tùy ý hoặc Disable Card mạng đó (ví dụ tôi Disable Card LAN1)

Dong Phuong Nam

- Kiểm tra kết nối vẫn không bị ngắt

Dong Phuong Nam

- Mở NIC Teaming kiểm tra trạng thái của Card LAN1 chuyển thành "Faulted Not Found"

Dong Phuong Nam

- Enable Card mạng LAN1

Dong Phuong Nam

- Disable Card mạng LAN2

Dong Phuong Nam

- Kiểm tra kết nối vẫn không bị ngắt

Dong Phuong Nam

- Mở NIC Teaming kiểm tra trạng thái của Card LAN2 chuyển thành "Faulted Not Found"

Dong Phuong Nam

- Enable Card LAN2

Dong Phuong Nam

- Kiểm tra trạng thái của cả 2 Card mạng là "Active"

Dong Phuong Nam

- Để tiếp tục phần tiếp theo, tôi sẽ xóa Team 1. Đầu tiên bạn gỡ Card LAN2 ra khỏi Team 1

Dong Phuong Nam

- Xác nhận gỡ Card LAN2 khỏi Team

Dong Phuong Nam

- Xóa Team 1

Dong Phuong Nam

- Xác nhận xóa Team 1

Dong Phuong Nam

- Kiểm tra

Dong Phuong Nam

 

PHẦN 2: CẤU HÌNH HỖ TRỢ HYPER-V
I- GIỚI THIỆU

 

 

Trong phần trước tôi đã giới thiệu thao tác cấu hình NIC Teaming trên Windows Server 2012, phần này tôi sẽ giới thiệu thao tác cấu hình NIC Teaming cho các máy ảo Hyper-V để tăng băng thông cũng như tính chịu lỗi của kết nối mạng cho các máy ảo này

Bài LAB sử dụng 1 máy Windows Server 2012 (Host Hyper-V) có 2 Card mạng là LAN1 và LAN2, có cài đặt Hyper-V và có sẵn một máy ảo

II- TRIỂN KHAI CHI TIẾT

Để thực hiện bài LAB này bạn cần thực hiện qua bài LAB ở phần 1

- Trên Host Hyper-V - Mở Network Connection khảo sát server có 2 Card mạng được đặt tên là LAN1 và LAN2. 2 Card này cùng nối chung vào 1 Switch.

Dong Phuong Nam

- Mở Server Manager - Chọn Hyper-V - cấu hình NIC Teaming cho Hyper-V

Dong Phuong Nam

- Trong khung TEAMS, chọn TASKS - New Team

Dong Phuong Nam

- Đặt tên team tùy  ý (ví dụ tôi đặt là Team1). Chọn cả 2 card mạng là LAN1 và LAN2. Chọn Additional properties - Trong khung Load Balancing Mode: Chọn Hyper-V Port - OK

Dong Phuong Nam

- Quan sát Team đã được tạo và trạng thái của 2 Card mạng là Active

Dong Phuong Nam

- Quan sát các thuộc tính của Team

Dong Phuong Nam

Dong Phuong Nam

Dong Phuong Nam

- Khảo sát thuộc tính Connection

Dong Phuong Nam

- Khảo sát Microsoft Network Adapter Multiplexor Protocol

Dong Phuong Nam

- Tiếp theo bạn cần tạo Virtual Switch cho Hyper-V - Mở Hyper-V Console - Chọn Virtual Switch Manager

Dong Phuong Nam

- Chọn New virtual network switch - chọn External - Nhấn nút Create Virtual Switch

Dong Phuong Nam

- Đặt tên tùy ý (ví dụ tôi đặt là Teaming Network). Trong khung External Network - Chọn Microsoft Network Adapter Multiplexor Driver - OK

Dong Phuong Nam

- Mở Network Connection quan sát thấy một Connection mới tên là vEthernet (Teaming Network)

Dong Phuong Nam

- Tiếp theo bạn cần cấu hình Card mạng cho máy ảo - Mở giao diện Settings của một máy ảo tùy ý

Dong Phuong Nam

- Chọn Network Adapter. Khung Virtual Switch chọn Teaming Network - Nhấn nút Apply

Dong Phuong Nam

- Bên dưới Network Adapter: chọn Advanced Features - Đánh dấu Enable this network adapter to be part of a team in the guest operating system - Nhấn Apply - OK

Dong Phuong Nam

- Bây giờ bạn có thể kiểm tra. Start máy ảo vừa cấu hình

Dong Phuong Nam

- Khảo sát Network Connection và đặt IP cho máy ảo

Dong Phuong Nam

- Kiểm tra kết nối bằng cách Ping -t đến một máy nào đó bên ngoài

Dong Phuong Nam

- Về máy Host Hyper-V, disable thử 1 card mạng (ví dụ LAN2)

Dong Phuong Nam

- Sang máy ảo kiểm tra kết nối vẫn khong bị gián đoạn

Dong Phuong Nam

- Sang máy Host Hyper-V, enable card LAN2

Dong Phuong Nam

- Sau đó disable card LAN1

Dong Phuong Nam

- Sang máy ảo kiểm tra kết nối vẫn không bị gián đoạn

Dong Phuong Nam

 

 

Cám ơn bạn đã xem bài viết

mcthub.com

By Đồng Phương Nam
Leave a Comment
  • Please add 7 and 5 and type the answer here:
  • Post
Wiki - Revision Comment List(Revision Comment)
Comments
Page 1 of 1 (1 items)
Wikis - Comment List
Posting comments is temporarily disabled until 10:00am PST on Saturday, December 14th. Thank you for your patience.
Comments
Page 1 of 1 (2 items)